Monday 27 June 2011

Phạm húy (tiếp theo)

Chuyện thứ hai:

Copy từ blog Laothayboigia: http://laothayboigia.multiply.com/journal/item/120/120


Tên của gã là Cao Như Đảng. Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trong lý lịch gã đề tên Cao Như Đảng. Tức là đích thị trên đời có thật một gã Cao Như Đảng.

Phạm húy


Việt Nam có lịch sử một ngàn năm đô hộ của Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng nền văn hóa Trung Quốc, trong đó có văn hóa "húy kỵ". Lệnh kiêng húy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được ban hành tháng sáu năm Kiến Trung thứ tám (1232) dưới thời Trần Thái Tông[3]. Lệnh vua đã ban thì thần dân phải thi hành; và đương nhiên con cháu nhà Lý phải từ bỏ gốc gác họ hàng của mình để được tồn tại. Lệnh kiêng húy do vua ban ra để giữ vẻ uy nghi của ngai vàng, kẻ nào phạm húy sẽ bị tru di tam tộc.
Sang triều Hậu Lê, ngày 20 tháng 4 âm lịch năm 1428, sau khi lên ngôi được 5 ngày[4] Lê Thái Tổ đã ban bố ngay lệnh kiêng húy rộng rãi nhất lịch sử[5]: Kiêng đến nhiều loại húy: quốc húy (gồm chính húy và thường húy), tên húy, gia tộc kính húy và dân gian húy[6].
Và từ đó đến mãi thời nhà Nguyễn, lệnh kiêng huý tiếp tục duy trì, nhiều thời được áp dụng một cách khắt khe. Do kiêng huý mà những danh nhân đất Việt đã một thời biến thành tên khác như Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm), Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh), Châu Thượng Văn (Chu Thượng Văn)[7]...

Monday 13 June 2011

Tản mạn về "mất nước"

Chuyện 1: "MẤT NƯỚC" (Lão Thầy Bói Già http://laothayboigia.multiply.com/journal)

Buổi sáng ra quán ngồi uống chén trà, mới hóng được quả chuyện.
Chả là cái khu cạnh nhà mình bị cắt nước mấy hôm. Ông tổ trưởng tổ dân phố bên ấy liền ghi lên bảng tin thông báo: MẤT NƯỚC.

Anh như thế là ..éo được


Nguồn: Đặng Thiều Quang facebook http://www.facebook.com/profile.php?id=532459960

Anh Trung ạ, sau khi cắm mốc trên đất liền xong xuôi, em thở phào thế là xong được một việc, dù có chịu tí thiệt thòi nhưng dù sao cũng đã xong cái vụ lằng nhằng này, giờ anh tuy có to xác thật đấy, nhưng anh hết trò nhổ mốc lấn đất nhé.

Xong rồi giờ sang chuyện giải quyết cái ao làng, trước nay vì anh to như con tịnh nên em nhịn để cho êm xong xuôi vụ đất cát, giờ đất cát xong rồi, sổ đỏ đâu vào đấy rồi, anh định lè cái lưỡi bò bẩn của anh liếm nốt cái ao làng thì em thật, như thế đéo được đâu, một vừa hai phải thôi chứ anh, tham gì tham quá thể vậy?

Tự sướng


Lời bác Lãng: Bài phân tích dưới đây Lãng anh viết đâu đó vào thời điểm giữa năm 2007. Nhiều điều đã thay đổi từ đó đến nay. Bối cảnh 2007 chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn hết sức ve vuốt tàu Khựa. Đặc biệt, ở lĩnh vực kinh tế, các tập đòan nhà nước Việt Nam (Tổng điện lực EVN, Tổng than khoáng sản TKV ...) gần như được bật đèn xanh để cho Trung Quốc thắng thầu một lọat các dự án trọng điểm, điều mà ngay từ lúc đó anh Lãng đã cảnh báo rồi sẽ dẫn tới cơn ác mộng lệ thuộc nặng nề vào TQ về sau này. Hiên nay Việt Nam đang nếm quả đắng từ các nhà máy nhiệt điện do TQ xây liên tục phải bảo trì sửa chữa lớn vào mùa cao điểm, một số khác thì chậm tiến độ, và Trung Quốc liên tục tăng giá bán điện thành phẩm theo từng năm. Hiện nay bối cảnh đã thay đổi nhiều, thế bất lưỡng tập đã bộc lộ rõ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hy vọng rằng sự bừng tỉnh trong hệ thống chính trị cầm quyền hiện nay ở Việt Nam khi vận mệnh dân tộc đang ở bờ vực sinh tồn, sẽ tạo thành một động lực thực sự để phát huy hết khả năng của người Việt, cả ở các mặt kinh tế, quân sự và truyền thống dân tộc.

Friday 10 June 2011

Lựa chọn duy nhất


Gần đây Biển Đông dậy sóng, cùng với sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc sau một thời kỳ dài tích lũy thành công về kinh tế và kèm theo đó là quân sự. Cái đất nước hiếu chiến được sinh tồn dựa trên triết lý "Nhất thống thiên hạ" ấy sẽ không bao giờ dừng lại. Nếu đó đủ nguồn lực để thực hiện dã tâm, có lẽ dân Trung Quốc chỉ chịu dừng lại khi họ nhất thống toàn bộ địa cầu. Nói có vẻ hơi hoang đường, nhưng cái đó phản ánh đúng bản chất của người Trung Quốc.

Phân tích và ước đoán về các chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn không khó. Hầu hết các dự đoán anh đưa ra từ rất lâu về các bước đi của Trung Quốc đều đã thành hiện thực. Có thể tìm thấy chúng ở đây, ngay tại Blog này và nhiều bài viết rải rác trên net mà hiện chúng tồn tại ở đâu chính anh cũng đéo biết. Hơn bất cứ dân tộc nào, người Việt Nam, với tư cách một dân tộc phải đánh trả những đợt tấn công xâm lược của người Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, hiểu hơn bất cứ ai về bản chất của dân Trung Hoa.

Mục đích thực sự hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông


Ngày 10/06/01, hội nghị Sangila vừa kết thúc, bài phát biểu của Bộ trưởng BQP TQ tại hội nghị nhắc tới từ Hòa bình tới 27 lần, cộng với vô số lời cam kết khẳng định không dùng bạo lực, gần như ngay sau đó, tàu thăm dò thứ hai của Việt Nam tiếp tục bị phá hoại cáp. Lần này, để tỏ vẻ "dân sự" hơn, TQ dùng tàu cá và cho tàu ngư chính yểm hộ.

Đây là một chiến thuật cáo già, nhưng hiệu quả thì gần như không đáng nhắc tới. Thứ nhất là những hành động kiểu này gần như không thể chặn được hoạt động thăm dò hợp pháp của Việt Nam. Nó sẽ vẫn được tiến hành, dù có thể phải chuẩn bị chu đáo, tốn kém và phiền phức hơn. Mặt khác, trong lúc thế giới và các nước trong khu vực đang hết sức dè chừng TQ, thì bộ lộ thái độ hung hăng lộ liễu kiểu này quả là không khôn ngoan chút nào. Xét cả về lợi ích thực tế là tìm cách chặn người Việt Nam thăm dò, TQ đều không đạt được, và xét về uy tín quốc tế, TQ tổn hại thấy rõ.

Trung Quốc có thể dùng bao nhiêu lính đánh Việt Nam?


Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.

Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.

Sunday 5 June 2011

Ngày 5 tháng 6 năm 2011

Sau nhiều lần suy đi nghĩ lại, tôi quyết định mặc đồ thật đàng hoàng để đến đứng trước đại sứ quán Trung Quốc, đường Hoàng Diệu sáng ngày chủ nhật, 5/6/2011.

Chép sẵn trong smartphone hình này để có thể đưa lên phản đối nếu có điều kiện nhưng trời nóng và tương đối lộn xộn, tôi quyết định không trưng ra mà dùng máy để chụp hình và quay clip.

Trong lúc đứng cùng mọi người, tôi nghe loa của các chú công an rất nhẹ nhàng nhưng cương quyết: "Chúng tôi ghi nhận lòng yêu nước của đồng bào nhưng việc quan hệ hai nước cần phải bình tĩnh giải quyết...". Điều này làm tôi có cảm tình với những người đang thi hành công vụ.

Hà Nội đang mùa Bằng lăng tím, đẹp và buồn. Nếu trời mua thu man mát thì thật tuyệt. Nóng nên ai cũng mồ hôi nhễ nhại, rất dễ khó kiềm chế. Ai ai cũng rất nhiệt tình và tuân thủ yêu cầu của chính quyền, rời khu vực công viên Lê-nin khi có yêu cầu và tuần hành theo hướng Hàng Bông ra Hồ Gươm. Tôi nán lại nghe mấy bác cựu chiến binh phê phán chính quyền nhu nhược trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc những rồi cũng rời khu vực khi cơ quan công quyền điều động các xe buýt đậu dọc theo đường Điện Biên Phủ che khuất tầm nhìn những người đi đường và ngăn cách người biểu tình khỏi đám đông tò mò bên ngoài.