Friday 10 June 2011

Lựa chọn duy nhất


Gần đây Biển Đông dậy sóng, cùng với sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc sau một thời kỳ dài tích lũy thành công về kinh tế và kèm theo đó là quân sự. Cái đất nước hiếu chiến được sinh tồn dựa trên triết lý "Nhất thống thiên hạ" ấy sẽ không bao giờ dừng lại. Nếu đó đủ nguồn lực để thực hiện dã tâm, có lẽ dân Trung Quốc chỉ chịu dừng lại khi họ nhất thống toàn bộ địa cầu. Nói có vẻ hơi hoang đường, nhưng cái đó phản ánh đúng bản chất của người Trung Quốc.

Phân tích và ước đoán về các chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn không khó. Hầu hết các dự đoán anh đưa ra từ rất lâu về các bước đi của Trung Quốc đều đã thành hiện thực. Có thể tìm thấy chúng ở đây, ngay tại Blog này và nhiều bài viết rải rác trên net mà hiện chúng tồn tại ở đâu chính anh cũng đéo biết. Hơn bất cứ dân tộc nào, người Việt Nam, với tư cách một dân tộc phải đánh trả những đợt tấn công xâm lược của người Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, hiểu hơn bất cứ ai về bản chất của dân Trung Hoa.

Không nên lừa phỉnh nhau dân Trung Hoa phần lớn ưa hòa bình, dã tâm xâm lược chỉ ở một số chóp bu cai trị. Dân tộc nào sẽ dựng lên chính quyền đó, nhất là khi Trung Quốc có truyền thống tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau và xâm lược ra bên ngoài trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, cái triết lý làm người cốt lõi của dân Trung Quốc, được nhồi nhét trong đầu ngay khi mới sinh ra, là tư tưởng "Nhất thống thiên hạ".

Họ sẽ đánh nhau, sẽ xâm lược bất cứ ai, miễn là họ đủ mạnh để làm điều đó.

Trái với lẽ thường, anh Lãng không góp lời về các sự kiện đang diễn ra. Đơn giản bởi anh không muốn làm một việc thừa. Sự quan tâm của người Việt Nam hiện nay đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đã đạt tới tầm mức mà anh Lãng hài lòng. Và hơn thế, các động thái gần đây của chính phủ Việt Nam, tuy muộn màng, nhưng đúng đắn. Anh ủng hộ các phản ứng đó một cách âm thầm. Nhận xét từ lâu của anh về chính thể này vẫn là : "Một chính thể tham nhũng, nhưng ái quốc". Chính vì thế, anh giữ im lặng về những sự kiện sôi động đang diễn ra gần đây, bởi góp thêm lời, chỉ là một việc thừa.

Nhận định của anh về nhân vật Nguyễn Chí Vịnh, kể từ khi ông ta bước ra khỏi bóng tối quyền lực, đến giờ cũng đã được minh chứng phần nào bằng thực tế. Có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới đạt tới tiêu chuẩn văn minh, nhưng những lúc nước sôi lửa bỏng, cũng là lúc mà lợi ích cá nhân phần nào được gác lại và những giá trị cao cả hơn được dịp lên ngôi.

Con đường để chống lại dã tâm xâm lăng của Trung Quốc, không nằm ngoài những gì anh Lãng đã từng vạch ra. Vì tuổi già, sức yếu lại thêm bệnh lười nên anh dí dái thèm gõ lại.

Chúng ta đang đứng ở một kỷ nguyên đầy thử thách, khi số phận dân tộc đang được cân đo. Bất cứ một nỗ lực nào của Việt Nam ngày hôm nay, sẽ quyết định vận mệnh dân tộc trong ngày mai. Tương quan sức mạnh Việt Nam - Trung Quốc là khoảng cách có tính thế hệ, nhưng khi đặt tương quan ấy trong bối cảnh phức tạp của thế giới ngày nay, khoảng cách không còn quá đáng sợ, và cốt yếu hơn, nếu đặt tương quan ấy trước lịch sử đề kháng ngoại xâm trải qua vài chục thế kỷ của người Việt, thì sự chênh lệch ấy không còn là điều mà một dân tộc có lịch sử hiển hách đáng phải cúi đầu. Nếu lịch sử của Trung Quốc là lịch sử xâm lăng, thì chính dân tộc Việt Nam, lại ghi dấu ấn của mình bằng những trang sử chống ngoại xâm oanh liệt.

Cố nhiên, giữ đất nước có thể bằng sức mạnh, nhưng hơn hết vẫn phải bằng cái đầu, và cái đầu ấy phải là một cái đầu lạnh nhưng đầy nhiệt huyết. Trung Quốc sẽ bị chặn lại khi mọi dã tâm của nó phơi bày và buộc thế giới phải nhìn nó với đầy sự e dè.

Trung Quốc ngày một hung hăng hơn khi nó mạnh lên, điều đó đã được tính toán trước, nhưng đó cũng chính là lúc nó dễ phạm sai lầm. Trên thực tế Trung Quốc đang phạm nhiều sai lầm chiến lược thay vì thành công trên con đường thực hiện dã tâm xâm lăng xuống phía nam của nó.

Hơn thế, Trung Quốc không quá đáng sợ như người ta vẫn tưởng. Đành rằng TQ là một cường quốc hạt nhân, nhưng chắc chắn nó không thể sử dụng vũ khí đánh ai. Những năm 60, khi Liên Xô, bấy giờ đang gần đạt tới đỉnh cao quyền lực, dự định tấn công một loạt thành phố của Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử, chính Mỹ đã chặn Liên Xô lại với lời đe dọa: "Nếu LX đơn phương dùng vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ tấn công đồng loạt 162 thành phố của Liên Xô". Lúc bấy giờ quan hệ Mỹ - Xô - Trung đang là ba cực của mối thâm thù, khi Mỹ Xô đang trong cuộc chiến tranh lạnh ác liệt, và Mỹ vừa choảng nhau chí chết với Trung Quốc ở Triều Tiên. Mỹ chặn Liên Xô không phải vì ưa gì Trung Quốc, chỉ đơn giản cái đất nước ấy không thể chấp nhận nổi việc một quốc gia hạt nhân khác đơn phương dùng đến vũ khí hạt nhân, bởi hôm nay của người khác có thể chính là ngày mai của họ. Với tương quan thế giới ngày nay, có thể nói TQ chẳng thể dọa gì ai với kho hạch tâm còn rất nghèo nàn của nó.

Trung Quốc rất mạnh, với năng lực sản xuất đáng gờm, xuất siêu với hàng loạt quốc gia và vững bước trở thành quốc gia dẫn đầu quy mô GDP trong ít năm tới. Thế nhưng chính đó cũng là điểm yếu chí mạng của TQ, khi nó phụ thuộc quá lớn vào các nguồn tài nguyên bên ngoài. Eo Malacca, sẽ vẫn là một yếu điểm chí mạng của TQ trong ít nhất vài chục năm tới. Mà thật không may, lãnh thổ Việt Nam với bờ biển dài bao trọn biển Đông, với các căn cứ không hải quân ở phần cực Nam lãnh thổ, vốn nằm ngoài tầm với của Không - Hải quân TQ,  lại có khả năng khóa chặt eo Malacca nếu thực sự bị đẩy đến bước đường cùng. Sẽ thế nào nếu toàn bộ đường vận tải dầu khí và hàng hóa của TQ bị chặn lại khi chiến tranh Trung - Việt nổ ra? Đất nước to lớn ấy chắc chắn sẽ cạn kiệt dầu trong không quá 6 tháng đánh nhau, và bước đến giai đoạn suy tàn. Một cuộc chiến với Việt Nam, dù là với bất cứ đối thủ nào, đều sẽ phải kéo dài tới vài thập kỷ, Mỹ, Pháp hiểu điều này hơn bất cứ ai, và Trung Quốc thì lại càng hiểu hơn bất cứ ai trong số đó.

Hơn nữa, cái logic rất đơn thuần với các nước xung quanh tại Đông Nam Á: Những gì TQ làm với Việt Nam ngày hôm nay, sẽ là ngày mai đối với họ một khi TQ giải quyết xong câu chuyện Việt Nam. Thậm chí điều này đúng với mọi cường quốc khác trong khu vực gồm Nhật Bản, Ấn Độ và vị trí thống trị của Hoa Kỳ. Ai cũng nhìn thấy một logic tất yếu, giúp Việt Nam trụ vững cũng là giúp chính họ. Chúng ta không lo thiếu bạn khi có quá nhiều giá trị chung để chia sẻ.

Hơn bất cứ lúc nào, người Việt Nam cần xiết chặt tay nhau trước hiểm họa chủ quyền, chiến tranh rất khó xảy ra bởi cầm quyền ở Trung Quốc là một đám con bò nhưng cũng đầy nham hiểm, có thể ngu hơn anh Lãng nhưng sự đê tiện chắc chắn nhiều hơn. Đây chính là lúc các ván bài tổng hợp cần được phát huy, mà sự quật cường dân tộc đóng một vai trò không nhỏ. Chiến tranh chắc chắn không xảy ra, nếu người Việt Nam đòan kết, có đủ dũng khí chấp nhận nó và có đủ sức mạnh để lao vào cái địa ngục ấy.

Nguy nan cũng chính là cơ hội. Thật ra đây lại chính là lúc anh Lãng nhìn thấy thời cơ để Việt Nam thoát khỏi vũng lầy. Thể chế chắc chắn sẽ có sự tinh lọc vì đơn giản là vận mệnh dân tộc đang thực sự bị đe dọa. Anh tò mò quan sát và nhận định rằng xã hội ắt hẳn sẽ có nhiều thay đổi.

No comments:

Post a Comment