Wednesday 28 July 2010

Sinh nhật cu Tít

Hôm qua, 27/7/2010, cu Tít tròn 6 tuổi. Cả nhà chỉ ăn bánh sinh nhật rồi chúc mừng Tít. Chẳng làm gì đặc biệt.

Sáng nay, chụp vài tấm hình lưu niệm rồi gom lại thành 1 tấm.

- Cu Tít đang vui vẻ.
- Nhí thì khỏi nói, ăn uống xong, đang rất hứng chí.
- Két bị gọi dậy, đang ngái ngủ nên đang bực mình. Gọi ra chụp hình khóc tùm lum. Đây là lần thứ hai chụp hình, Két khóc. Lần đầu hồi tết năm 2006 hay 2007.

Hôm nay cạo một bên râu để kỷ niệm. Chụp hình xong phải cạo phần còn lại.


Friday 23 July 2010

Bạn của con người


http://en.wikipedia.org/wiki/George_Graham_Vest

George Graham Vest (December 6, 1830–August 9, 1904) was a U.S. politician. Born in Frankfort, Kentucky, he was known for his skills in oration and debate. Vest, a lawyer as well as a politician, served as a Missouri Congressman, a Confederate Congressman during the Civil War, and finally a US Senator. He is best known for his closing arguments from the trial in which damages were sought for the killing of a dog named Old Drum on Oct 18, 1869.

Vest took the case tried on September 23, 1870 in which he represented a client whose hunting dog, a foxhound named Drum (or Old Drum), had been killed by a sheep farmer. The farmer had previously announced his intentions to kill any dog found on his property; the dog's owner was suing for damages in the amount of $50, the maximum allowed by law.

During the trial, Vest stated that he would "win the case or apologize to every dog in Missouri." Vest's closing argument to the jury made no reference to any of the testimony offered during the trial, and instead offered a eulogy of sorts. Vest's "Eulogy on the Dog" is one of the most enduring passages of purple prose in American courtroom history (only a partial transcript has survived):

Gentlemen of the jury: The best friend a man has in this world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name, may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it the most. A man’s reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads. The one absolutely unselfish friend that a man can have in this selfish world, the one that never deserts him and the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog.

Gentlemen of the jury: A man’s dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only he may be near his master’s side. He will kiss the hand that has no food to offer, he will lick the wounds and sores that come in encounters with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.

If fortune drives the master forth an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him to guard against danger, to fight against his enemies, and when the last scene of all comes, and death takes the master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by his graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad but open in alert watchfulness, faithful and true even to death.

Vest won the case (a possibly apocryphal story of the case says that the jury awarded $500 to the dog's owner) and also won its appeal to the Missouri Supreme Court. A statue of the dog stands in front of the Warrensburg, Missouri courthouse.

Lines from the court house scene in the movie "The Voice of Bugle Ann" are lifted from the closing argument.

***OOO***

Diễn văn của luật sư Georger Graham Vest tại một phiên toà xét xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên Wiliam Safire của Báo The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 1000 năm qua.
Thưa quý ngài nội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể có một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình thương yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người gởi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận. Duy có một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay trắc trở, đó là con chó của ta.
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết vùi miễn sao được kề cận bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng, dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được là kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.
Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyết thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã chết rồi./.

Monday 28 June 2010

Chả biết những gì mình đang chọn cho mấy đứa nhỏ có đúng không, nhưng chắc nó không phải chịu những cảnh này trong những năm học sắp tới.
Ấy là mình nghĩ vậy, còn nó có nghĩ như mình không là một chuyện, còn đời có như mình mong muốn hay không, lại là một chuyện khác nữa.


(Copy từ blog drnikonian)

Báo Tuổi Trẻ hôm nay có một bài hay: “Mùa hè một tuần”.

Nhưng muôn ngàn chữ viết vẫn không biểu đạt bằng tấm hình này:

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM đi học trong những ngày hè (ảnh chụp sáng 25-6)- Ảnh: Minh Đức, báo Tuổi Trẻ

Chắc chắn, bé gái trong tấm ảnh là con nhà khá giả.

Tuy vậy, người bố trong ảnh, dù đủ bạc tỉ mua xe hơi, cũng không mua nổi cho con một ngày hè đúng nghĩa, cũng bất lực nhìn tuổi thơ của con bị tước đoạt bởi một hệ thống giáo -dục- không- dẹp-nổi-nạn-học-hè.

Bé gái kia, mất một ngày hè, và rất nhiều mùa hè khác nữa. Mà lẽ ra, tuổi thơ của bé phải được tận hưởng, như mọi đứa trẻ khác trên quả đất này.

Bé cũng mất một ngày vui đến trường, và rất nhiều ngày vui khác nữa. Mà lẽ ra một nền giáo dục đúng nghĩa phải mang lại cho người đi học.

Mất luôn cơ hội được hưởng thụ một nền giáo dục lấy người học làm trung tâm, lấy khai phóng thay cho áp đặt, lấy tư duy cá nhân làm nền tảng thay cho nhồi sọ.

Bao nhiêu năm nữa, bé gái này sẽ lên đường “tị nạn giáo dục”, để lại cha mẹ với hội chứng tổ rỗng (empty nest) như vô vàn gia đình Việt Nam khác?

Với ký ức tuổi thơ là những giọt nước mắt mỗi sáng khi đến trường, có thể trông mong bé sẽ quay về với gia đình, với quê hương nghèo khó của mình?

Cuộc tị nạn giáo dục và chảy máu chất xám của đất nước đã bắt đầu từ những buổi sáng đi học như thế này đây, thưa các bạn.


Sunday 23 May 2010

Con chi chi, con giun và con kiến

.
Nhũn như con chi chi.

Con giun xéo mãi cũng quằn.

Không ai dám động vào tổ kiến.

Cái nước mình nó thế, cái dân mình nó thế.

Thế là thế nào? Là con chi chi như hiện nay hay sẽ là con giun, đợi đến lúc bị xéo "cha mẹ nhìn không ra" hay "sờ được vạ thì má đã sưng" thì mới quằn? Quằn xong còn lại gì? Lại "đổi mới" và "đêm trước đổi mới" nữa?

Sao không là tổ kiến, để có những con kiến dân đen không "ỷ lại vào Nhà nước", biết suy nghĩ và làm tốt trách nhiệm của một công dân, không phải "để Nhà nước lo" nữa...

Có như vậy, mình mới là cái tổ kiến mà không kẻ nào dám động.

Nguyễn Công Trứ đã viết:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Kiếp sau, chắc xin làm con chi chi, đỡ bị xéo như giun, nhưng vẫn mơ có ngày làm con kiến của một tổ kiến.
.

Wednesday 19 May 2010

MỘT SỐ SUY NGẪM VỀ TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI


- Bài copy từ blog của bác Phạm Viết Đào: http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=5089

Chúng ta chỉ muốn người láng giềng lớn mạnh này để yên cho chúng ta làm ăn theo sự lựa chọn có lợi nhất cho chúng ta mà không làm tổn hại đến họ – chúng ta có đủ điều kiện thuận lợi trong, ngoài để làm được điều đó. Nhưng thời gian thuận lợi khó có ấy chỉ còn độ 10 – 20 năm nữa thôi. Cần thấy rõ điểm này để đoàn kết nội bộ hơn nữa, tập trung được ý chí toàn dân hơn nữa, vận dụng tốt quan hệ với nước ngoài hơn nữa, nhanh chóng xây dựng đất nước ta giàu mạnh lên.

--> Chỉ cần trên dưới một lòng, người đồng thuận... Chỉ vậy thôi, sao khó ghê? 10 - 20 năm là dài với một đời người, nhưng rất ngắn với một quốc gia như Việt Nam.

I. Một số điều nên lưu ý khi nghiên cứu Trung Quốc đương đại

Trung Quốc là một nước lớn, 9,6 triệu km vuông, chiếm 1/5 diện tích thế giới, 1/4 diện tích châu Á, đứng thứ 3 thế giới (sau Nga và Canada). Trung Quốc hiện có khoảng 1,3 tỷ dân (là nước đông dân nhất thế giới, chiếm khoảng 1/5 nhân loại) dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên đến 1,5 - 1, 6 tỷ dân (lúc đó sẽ đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ).

Trung Quốc là nước có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 19 nước, dài trên 20.000 km, và bờ biển dài 18.000 km. Từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã chủ động gây ra 3 cuộc chiến tranh biên giới trên bộ (với Ấn Độ, Liên Xô cũ và Việt Nam). Đến nay Trung Quốc còn tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ (theo phía Ấn Độ thì Trung Quốc đã chiếm của họ hàng vạn km vuông lãnh thổ, trong khi Trung Quốc cho là họ chỉ thu hồi lại phần đất mà trước đây thực dân Anh đã chiếm của họ một cách bất công). Trung Quốc đang tranh chấp về chủ quyền đảo, biển với nhiều nước, nổi bật là chủ quyền đảo Senkaku (Điếu Ngư) với Nhật Bản (hiện nay Nhật Bản đang chiếm giữ đảo này), quần đảo Hoàng Sa với Việt Nam, quần đảo Trường Sa với Việt Nam và một phần quần đảo này với Phi-líp-pin, Brunei, Malayxia, Đài Loan, với Indonesia và (Bắc) Triều Tiên, Hàn Quốc có việc phân chia lãnh hải. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (năm 1974) và 6 bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988). Trong tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc đã từ chỗ chưa bao giờ có, nay đã đứng vững trên quần đảo Hoàng Sa và có chỗ đặt chân trên quần đảo Trường Sa, thể hiện chủ quyền thực tế.

Trung Quốc hiện đã trở thành cường quốc kinh tế, năm 2004, GDP đạt 13.615,5 tỷ NDT (khoảng 1665 tỷ USD), sản xuất được 970 triệu tấn xi măng, 175 triệu tấn dầu mỏ, 272 triệu tấn thép, 73,28 triệu tivi màu, 30,38 triệu tủ lạnh, 66,42 triệu điều hòa không khí, 42 tỷ mét vải v.v.., kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1154,8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 593,4 tỷ USD, nhập khẩu 561,4 tỷ, xuất siêu 32 tỷ USD); dự trữ ngoại tệ đạt 609 tỷ USD (năm 2002 đạt 270 tỷ USD, năm 2003 đạt 403,3 tỷ, trong 3 năm liền tăng với tốc độ rất cao). Trung Quốc đã là nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới, năm 2004 đạt trên 60 tỷ USD. Việc Trung Quốc được mời vào nhóm G7 đã là hiện thực.

Sau Nga và Mỹ, Trung Quốc là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, có bom nguyên tử, bom khinh khí và phương tiện mang các vũ khí này tới mọi nơi trên thế giới; sau Nga và Mỹ, Trung Quốc đã tự đưa được người của mình vào vũ trụ.

Trung Quốc là một cường quốc chính trị (Nhật Bản hiện giàu mạnh hớn Trung Quốc về kinh tế nhưng Nhật Bản chưa được thế giới coi là cường quốc về chính trị) là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, là nước có ảnh hưởng không thể bỏ qua trong khu vực (Đông Nam Á và Đông Bắc Á).

Trung Quốc là một trong mấy nước có nền văn minh cổ xưa huy hoàng nhất thế giới, nền văn minh đó có lúc lên lúc xuống, nhưng trước sau vẫn nổi tiếng, xưa nay chưa bao giờ gián đoạn, và có triển vọng phát triển rực rỡ trong thế kỷ 21, Trung Quốc còn có hơn 30 triệu người Hoa ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều tỷ phú, nhiều nhà khoa học nổi tiếng v.v..

Tuy vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với mấy vấn đề: An toàn về dầu mỏ, an toàn về nước và an toàn về lương thực.

Mặc dù năm 2004, Trung Quốc đã sản xuất được 176 triệu tấn dầu mỏ, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu 100 triệu tấn. Trung Quốc đã là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai, sau Mỹ. Dự kiến đến năm 2010, lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi, đạt 4 triệu thùng/ngày và đến năm 2030 vào khoảng 10 triệu thùng/ngày.

Nguồn tài nguyên nước của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 6% thế giới, bình quân đầu người chỉ bằng 1/4 trung bình thế giới. Dự tính vào khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao về sử dụng nước, và lượng nước dùng lúc đó đã đến cực hạn của nguồn nước có thể lợi dụng.

Mấy năm gần đây, trung bình mỗi năm Trung Quốc mất khoảng 300.000 ha đất canh tác, trong khi dân số mỗi năm tăng khoảng 10 triệu người, người tăng đất giảm, nên việc cung cầu lương thực ở Trung Quốc đã và sẽ luôn ở trạng thái cân bằng căng thẳng.

Trung Quốc là đất nước có đủ loại tôn giáo, trong đó đạo Phật rất được tôn sùng ở Tây Tạng, đạo Hồi ở Tân Cương, Ninh Hạ có nhiều khả năng tự phát, hoặc bị lợi dụng để phát triển thành mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc, các tà giáo (như Pháp Luân Công...) còn có đất phát triển.

Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng mở rộng. Một bộ phận quần chúng, chủ yếu là nông dân nghèo, công nhân viên chức bị mất việc trong quá trình cải cách có tâm lý bất mãn (năm 2004 đã xảy ra nhiều vụ biểu tình, tuần hành của thôn dân ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Nam..) với hàng chục vạn người tham gia, gây mất ổn định cục bộ.

Qua một số số liệu và tình hình trên, có thể thấy Trung Quốc đã trở thành một cường quốc chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới có vai trò đặc biệt ở khu vực. Địa vị cường quốc đó ngày một lớn và triển vọng trở thành siêu cường ngang hàng với Mỹ trong khoảng hai mươi năm nữa không phải là không có khả năng.

II. Vài nhận định căn bản về liên hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Trước khi đề xuất kiến nghị về chính sách và đối sách có tính lâu dài, cần thấy rõ, làm rõ một số vấn đề sau:

A. Chiến lược, sách lược, sức mạnh của Trung Quốc đến năm 2020

Cần phải thấy sự tan rã của Liên Xô, kết thúc chiến tranh lạnh là một cơ hội “trời cho” đối với Trung Quốc. Để thoát khỏi thế hai cực thống trị thế giới hình thành sau đại chiến thế giới thứ hai, thoát khỏi kiềm chế của Liên Xô và Mỹ trong những năm 50, 60, 70 của thế kỷ trước, cấp lãnh đạo Trung Quốc (từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình) đã tìm trăm phương ngàn kế nhằm nhoi lên thành một cực, một siêu cường nhưng chưa thực hiện được. Liên Xô tan rã, một cực, một siêu cường mất đi. Đây là cơ hội vàng để Trung Quốc nhoi lên thành siêu cường mới (nước Nga còn rất yếu về kinh tế, Nhật Bản chưa đủ sức mạnh về quân sự và dã tâm chưa rõ, EU là một thực thể mạnh về kinh tế, nhưng không thống nhất v.v..) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng sự tăng trưởng lớn mạnh về kinh tế của mình có thể giữ được tốc độ cao và tương đối cao liên tục trong 40 năm (từ năm 1980 đến năm 2020) để đến lúc đó, Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về kinh tế trên thế giới (Theo tính toán của Ngân Hàng Thế Giới năm 1997 thì đến năm 2020 GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, còn theo tính toán của Hồ An Cương – một nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc thì đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành một thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 22% GDP thế giới – của Mỹ lúc đó chỉ là 20%, còn nếu tính theo sức mạnh tổng hợp đất nước (tức năng lực tổng hợp của một quốc gia thông qua những hành động có mục đích nhằm theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình)) năm 1998 của Mỹ là 22,7% của thế giới. Đứng đầu thế giới, của Trung Quốc là 7,78% đứng thứ hai thế giới trên cả Nga, Ấn Độ. Đáng chú ý là nếu năm 1980, sức mạnh tổng hợp đất nước của Trung Quốc mới bằng 1/5 của Mỹ, thì đến năm 1998, Trung Quốc đã bằng 1/3 của Mỹ, tức là trong 20 năm, Trung Quốc từ chỗ kém Mỹ năm lần rút ngắn còn ba lần thôi.

Trung Quốc cho rằng “Hòa bình và phát triển vẫn là chủ đề chính của thời đại. Sự phát triển đa cực hóa thế giới và xu thế toàn cầu hóa kinh tế mang lại cơ hội và điều kiện có lợi cho hòa bình và phát triển của thế giới. Đại chiến thế giới mới sẽ không xảy ra trong khoảng thời gian có thể dự tính được. Việc tranh thủ môi trường quốc tế lâu dài và môi trường xung quanh tốt đẹp là có thể thực hiện được”.

Ngoài những chủ trương lớn như độc lập, tự chủ, gìn giữ hòa bình, xây dựng trật tự kinh tế công bằng hợp lý, cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, nước đang phát triển, chống chủ nghĩa khủng bố v.v.. ra, cần chú ý đến những nguyên tắc của họ: “Ai cũng không sợ, nhưng không làm mếch lòng ai “Quyết không đi đầu”...

Để thực hiện mục tiêu chiến lược “Dân giàu nước mạnh” đưa Trung Quốc trở thành siêu cường, cạnh tranh vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ hiện nay, Trung Quốc dốc nhiều tâm sức vào việc đối phó với đối thủ hàng đầu là Mỹ và một số đối thủ tiềm ẩn khác như Nhật, Nga, Ấn Độ... Tuy vậy, Trung Quốc không “bỏ qua” Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của họ.

B. Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?

Việt Nam có trên 1.300 km biên giới trên bộ với Trung Quốc, ngoài ra với hơn 3.000 km bờ biển, án giữ Biển Đông, chúng ta là nước duy nhất (không kể Đài Loan) có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ khi Việt Nam tiến hành cải cách và đổi mới, đặc biệt là sau khi gia nhập ASEAN, bình thường quan hệ với Mỹ, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO, chúng ta đã có vai trò đáng kể ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Đó là một sự thực mà Trung Quốc không thể xem thường. Mặc dù hai nước đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” nhưng qua những diễn biến kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, có thể thấy:

- Yêu cầu tối đa của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ).

- Yêu cầu trung bình của Trung Quốc là không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

- Yêu cầu tối thiểu tức là khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc.

Cần thấy thêm là ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay (và có thể thế hệ sau), không tin ta, một bộ phận Trung Quốc nhất là thế hệ trẻ không còn cảm tình với ta như trước (do bị giáo dục sai lệch từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đến nay), khi muốn “gây sự” với Việt Nam, Trung Quốc không cần phải chuẩn bị dư luận nội bộ. Trung Quốc là nguy cơ trực tiếp nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta.

C. Việt Nam nên nhận thức Trung Quốc như thế nào?

Trung Quốc là một nước lớn (sẽ trở thành siêu cường) láng giềng chung đường biên giới trên bộ – biển (Mỹ là siêu cường ở xa ta, nên mức độ nguy hiểm giảm đi nhiều). Đừng quên bài học đối đầu với nước lớn láng giềng Trung Quốc trong mười mấy năm qua.

Trung Quốc là nước còn tồn tại nhiều vấn đề với ta nhất; ngoài lãnh thổ, lãnh hải, biển đạo còn các vấn đề “nạn kiều” (280.000 người rời Việt Nam, trong đó có những người có công với cách mạng Việt Nam) người Hoa (hơn 1 triệu người), nợ vay từ thời xây dựng hòa bình và thời kỳ chống Mỹ (khoảng 1,5 tỷ NDT, vừa qua dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã xóa bớt cho ta còn 420 triệu NDT), những phụ nữ Việt Nam nhập cảnh phi pháp lấy chồng sinh con đẻ cái (do bị dụ dỗ và do cả tự nguyện) hiện còn đang sinh sống nhiều nơi trong Trung Quốc (chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng không ít hơn mười mấy vạn người). Khi muốn gây chuyện và gây sức ép, Trung Quốc không thiếu con bài để sử dụng.

Trung Quốc không còn chung ý thức hệ với Việt Nam. Họ không còn tinh thần quốc tế vô sản, “Đồng chí” đối với họ chỉ là mỹ từ dùng để lừa gạt những ai nhẹ dạ. Cần nhớ là trong thời gian qua Trung Quốc chưa giúp được nước nào phát triển cả.

Những người lãnh đạo Trung Quốc và ban tham mưu của họ là những bậc thầy về lợi dụng mâu thuẫn. Về chính trị, kinh tế, không bao giờ họ chỉ sử dụng một con bài, một phương án, họ luôn có con bài dự trữ. Nên ghi nhớ câu nói của người Trung Quốc: “Người tốt với ta một, ta tốt với người mười. Người xấu với ta một, ta xấu với người một trăm” và “Ta thà phụ người chứ không bao giờ để người phụ ta” (Ba cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ, Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc đều bất ngờ “ra tay trước”).

Mặc dù Trung Quốc đang tồn tại nhiều vấn đề, sự phát triển không đều giữa các vùng, nông dân, nông nghiệp, nông thôn chưa xử lý tốt, chênh lệch giàu nghèo ngày càng mở rộng, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang âm ỉ, nhưng nhìn chung xã hội Trung Quốc đang trên đà phát triển ổn định. Khẩu hiệu “Chấn hưng Trung Quốc” xây dựng một xã hội hài hòa đã thấm sâu vào lòng người, với tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” Đảng cộng sản Trung Quốc còn có thể duy trì được sự lãnh đạo của mình trong nhiều năm nữa (vì Đảng này đang tự thay đổi về nhiều mặt tư tưởng, lý luận, tổ chức, chính sách..) vì vậy đừng đặt ảo tưởng vào việc Trung Quốc xảy ra động loạn lớn hay quay trở lại con đường đồng chí anh em với ta.

III. Một số đề nghị và đối sách

A. Những điều kiện không thể thiếu cho những chính sách và đối sách cụ thể

(1) Nội bộ trước hết là ban lãnh đạo cao nhất, phải có sự đoàn kết nhất trí cao, xin dùng câu nói của Trần Hưng Đạo khuyên vua Trần, trước khi ngài mất để khái quát “Trên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuận”. Khó lại có thể có nổi, nhưng vẫn ao ước được một phần của thời Bác Hồ, tuyệt đại đa số nhân dân đồng lòng đánh Mỹ, tin tưởng vững chắc ở sự lãnh đạo của Đảng và của Bác, trong nội bộ lãnh đạo cao nhất dù có bất hòa, bất đồng, nhưng vẫn có thể nói công khai và chưa dám hoặc chưa thể tìm cách triệt tiêu nhau, làm hại nhau, kéo bè kéo cánh... Vì vậy đã tập trung được trí tuệ cao nhất của toàn dân, toàn Đảng vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược.

Còn bây giờ suy nghĩ của người dân vừa phức tạp, vừa phân hóa mà lãnh đạo chưa tìm được nhân tố nào để liên kết lại tạo thành sức mạnh. Ở đây có khó khăn là chúng ta đang từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề cũ đòi hỏi phải giải quyết, nhiều vấn đề mới xuất hiện mà chúng ta chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để xử lý .. (thế nhưng, bài học Trung Quốc giương cao ngọn cờ “chấn hưng Trung Quốc”, “dân giàu nước mạnh” trong quyết sách những vấn đề đối nội, đối ngoại rất để chúng ta suy nghĩ).

Trong tình hình hiện nay, chỉ cần bị chụp cái mũ “phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung” hoặc “Thân Mỹ” là nhiều sự việc đã được giải quyết một cách gọn ghẽ, và sinh mạng chính trị có thể bị đe dọa.

Không có một ban lãnh đạo đoàn kết nhất trí, tập trung được tinh hoa của dân tộc thì mọi kiến nghị về chính sách, đối sách cũng chẳng có tác dụng gì. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi nội bộ nước ta lục đục, triều chính đồi bại, chính là lúc phong kiến phương Bắc tăng cường sức ép, yêu sách và tiến hành xâm lược, chiếm đóng. Và Trung Quốc hiện đại cũng chưa bao giờ từ bỏ tác động vào nội bộ ta.

Trong quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, nước nhỏ ở thế bị động. Lực lượng nghiên cứu Trung Quốc ở nước ta hiện nay không ít, nhưng phân tán, rời rạc, thiếu chuyên gia đầu đàn, thiếu chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực. Cần có sự tổ chức, phân công, chính sách thích hợp để tập hợp được tinh hoa, giành chủ động trong thế bị động với Trung Quốc.

(2) Nói chung, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc lớn, những vấn đề đụng chạm đến chủ quyền, đến sự tôn nghiêm của dân tộc, trong khi xử lý quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, hiểu rõ vai trò và sĩ diện nước lớn của họ để tùy từng vấn đề, vụ việc mà có khi phải vuốt bụng nhịn, nhường họ trong một sự việc nhạy cảm cụ thể nào đó, thậm chí có khi phải tránh đường hoặc đi đường vòng, “tránh voi chẳng xấu mặt nào” mà. Cần hết sức lưu ý là đừng để bao giờ lâm vào cảnh mình là người đối đầu duy nhất với Trung Quốc.

(3) Chúng ta tôn trọng Trung Quốc, hiểu rõ sức nặng nước lớn – láng giềng của họ – nhưng không vì thế mà chúng ta phải nơm nớp sợ họ, lùi bước trước sức ép của họ một cách bị động, thậm chí nhượng bộ họ một cách vô nguyên tắc.

Cần phải thấy rằng Trung Quốc không thể ép chúng ta, đối xử với chúng ta một cách quá mức để Việt Nam phải ngả sang với Mỹ. Nói giả dụ một nước Việt Nam “thân Mỹ” hùng mạnh, ở ngay biên giới phía Nam của Trung Quốc, án ngữ biển Đông (nơi 21/39 đường hàng hải Trung Quốc phải đi qua) sẽ ảnh hưởng tới an ninh của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là trở thành siêu cường. Siêu cường không thể không có đồng minh thân cận (như Mỹ với Anh), Trung Quốc hiện nay chưa có đồng minh thân cận (Bắc Triều Tiên không được Trung Quốc coi là đồng minh tin cậy) do đó Trung Quốc không thể từ bỏ ý đồ lôi kéo Việt Nam. Ngoài ra trong đối xử với Trung Quốc, chúng ta còn có các nước trong khu vực, một số nước lớn khác, nhiều nước đang phát triển... nên ngoài sức mạnh bản thân, chúng ta còn có sự ủng hộ của loài người tiến bộ và cả “cái thế” lựa chọn nữa. (Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta ngả hẳn về một phía để chống Trung Quốc).

(4) Trung Quốc là một nước đi tắt đón đầu tốt nhất, sẽ hoàn thành hiện đại hóa trong thời gian lịch sử tương đối (khoảng 100 năm). Trung Quốc là nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tương đối thành công, do vậy có nhiều điều chúng ta có thể học tập, rút kinh nghiệm từ họ (ngay cả với những vấn đề không thành công). Tuy vậy cần tránh hai khuynh hướng; cho rằng cái gì của Trung Quốc cũng hay hoặc ngược lại cho rằng Trung Quốc chẳng có gì đáng học cả, để tránh bắt chước một cách mù quáng hoặc bài xích.

B. Một số kiến nghị về đối sách và chính sách

Trước khi nêu một số vấn đề cụ thể, xin tóm tắt những điều đã nói ở trên: “Trung Quốc là một nước láng giềng lớn mạnh và ngày càng hùng mạnh hơn nữa. Giữa họ và ta còn tồn tại nhiều vấn đề (có vấn đề rất phức tạp, gay cấn), họ có tham vọng lớn với ta về cả lãnh thổ, chính trị, kinh tế. Chúng ta cần tôn trọng, nhân nhượng với Trung Quốc trong những vụ việc có thể nhân nhượng được. Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại Trung Quốc và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với Trung Quốc, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. Nội bộ chúng ta đoàn kết nhất trí, tập trung được sức mạnh và trí tuệ toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt là bảo đảm vững chắc cho mọi ứng xử đã, đang và sẽ xảy ra trong mối quan hệ hai nước”.

(1) Vấn đề biên giới lãnh thổ

Ngày 30/12/1999, hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền (có hiệu lức từ ngày 6/7/2000). Đến nay hai bên đã cắm được 400 cột mốc biên giới. Tốc độ cắm như vậy là chậm (theo tính toán sẽ có khoảng 1.100 cột trên hơn 1300km đường biên). Hiệp định đã được ký và đã có hiệu lực, thiệt hơn khó có thể sửa được, vì vậy chúng ta không nên kéo dài thời gian cắm mốc (bởi vì nước yếu hơn bao giờ cũng phải chịu phần thua thiệt, nhất là khi sự đã rồi). Qua việc ký kết Hiệp ước biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ, Lào, Miến Điện, thấy nói chung Trung Quốc tôn trọng đường biên giới đã ký (cũng có thể mấy nước này không có vấn đề gì gay cấn với Trung Quốc, nên họ không dùng vấn đề biên giới để gây sự...), tuy vậy có cái rõ ràng để làm cơ sở đấu tranh sau này còn hơn là không có.

(a) Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá

Ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 30/2/2004. Nói chung ký được bây giờ còn hơn sau mới ký. Tuy vậy thời hạn của vùng đánh cá chung để hơi dài (12-15 năm), Trung Quốc sẽ triệt để lợi dụng thời gian này để khai thác và gây sự. Tàu ta bé, lưới ta nhỏ hơn, phần thua thiệt đã rõ, oán trách lẫn nhau cũng không xoay chuyển được tình hình, nếu không vươn lên ngang ngửa với họ (một cách đúng luật) thì đành chấp nhận. Việc thăm dò khai thác tài nguyên trong lãnh hải thuộc chủ quyền đã phân định của ta trong Vịnh bắc bộ cần phải cảnh giác, đề phòng mọi khả năng có thể xảy ra.

(b) Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quần đảo Hoàng Sa. Chỉ có Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền quần đảo này, hiện Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp toàn bộ (một nửa năm 1956 và nửa còn lại tháng 1 năm 1974) và ngang nhiên coi chúng là của mình. Ta không thể dùng vũ lực để thu hồi, nhưng không thể từ bỏ chủ quyền. Có thể chỉ nên đòi những đảo mà Trung Quốc đánh chiếm từ tay chính quyền Sài Gòn hồi tháng 1 năm 1974, như thế vừa tỏ ra có nhượng bộ mà vẫn có cơ sở pháp lý để thế hệ sau giải quyết vấn đề.

Quần đảo Trường Sa. Đây là nơi tranh chấp của Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phi-líp-pin, Brunei, Malaysia về biển đảo và Indonesia (có thể cả Đông Timor) về lãnh hải. Hiện nay số đảo bãi ngầm mà các bên chiếm giữ là Việt Nam 21, Phi-líp-pin 8, Trung Quốc 6 và Đài Loan 1.

Chúng ta nên đòi chủ quyền một phần quần đảo này, nghĩa là ngoài 21 đảo bãi ngầm mà chúng ta đã chiếm giữ ra, ta chỉ đòi quyền ở những bãi đảo ngầm dọc theo bờ biển nước ta cho đến hết phần biển Đông. Ta không phản đối Trung Quốc thăm dò khai thác ở vùng lãnh hải sát Phi-líp-pin, Indonesia v.v.. Đây không phải là sự từ bỏ chủ quyền, việc đồng ý của Trung Quốc và Phi-líp-pin thăm dò ở vùng thuộc biển Đông nhưng cách rất xa ta là một quyết định khôn ngoan. Từ nay nên tránh một mình phản đối Trung Quốc ở những nơi xa tít tắp trên biển Đông, nhưng với những cái đã có và những cái ở sát sườn mình thì quyết không nhân nhượng.

Trong vấn đề quần đảo, Trung Quốc rất không muốn quốc tế hóa, chính vì vậy mà chúng ta cần khôn ngoan quốc tế hóa vấn đề, nhất là tìm kiếm sự “có mặt” của Mỹ.

(c) Trong vấn đề biên giới, biển đảo

Chúng ta cần công khai đến mức tối đa, tập trung được trí tuệ của toàn dân tộc. Không nên coi đó là việc làm của riêng một số người và không ai chịu trách nhiệm cả. Cụ Phan Thanh Giản thời Nguyễn sau khi kí hiệp ước cắt sáu tỉnh Nam Bộ cho xâm lược Pháp, đã phải uống thuốc độc tự vẫn. Vì vậy quyết không được coi thường dư luận.

(2) Các vấn đề hợp tác kinh tế, ngoại thương, hợp tác văn hóa, kỹ thuật v.v..

Những vấn đề nay tiến hành như thời gian qua là tương đối tốt, ngoại trừ tệ nạn buôn lậu và thu hút đầu tư của Trung Quốc chưa được nhiều.

Chúng ta đều biết, tháng 5 năm 2004, thủ tướng Phan Văn Khải thăm Trung Quốc và tháng 10 cùng năm, thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Việt Nam. Qua hai chuyến thăm đó, hai bên đã xác định hợp tác; Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (mà theo ý tưởng của một học giả Trung Quốc, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ gồm 10 tỉnh, thành phố sau đây của Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị với diện tích 58.452 km vuông và 16,8 triệu dân, còn phía Trung Quốc chỉ gồm: cảng Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Ngọc Lâm của tỉnh Quảng Tây và Trạm Giang, Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông, và Tỉnh Hải Nam với diện tích 113.876 kilômét vuông và 39,8 triệu người).

Ngoại trừ Trạm Giang và Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông là vùng duyên hải khá phát triển của Trung Quốc ra, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc vùng phát triển trung bình kém của Trung Quốc (theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới năm 2000, bình quân đầu người GDP tính theo trình độ sức mua (PPP) của Quảng Tây đứng thứ 155 trên 206 nước và khu vực trên thế giới, còn Vân Nam là 149/206), nói một cách khác là sự phát triển của họ không cao hơn Việt Nam bao nhiêu.

Mở hai hành lang kinh tế và vành đai kinh tế nói trên, nếu nói là Việt nam không thu được lợi ích gì là không đúng, nhưng rõ ràng là sự thua thiệt về ta. Trước hết ta không thể chờ vào sự thu hút đầu tư vốn và kỹ thuật tiên tiến. Thứ hai, họ sẽ hút hết những nguyên liệu thô quý báu của chúng ta. Thứ ba, thông qua các hành lang và vành đai này, Việt Nam sẽ là nơi để trút hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc thông qua con đường buôn lậu. Chưa có hai hành lang, một vành đai chúng ta đã khốn khổ vì nạn nhập “hàng lậu” của Trung Quốc, thử hỏi khi chúng hình thành tình hình sẽ ra sao. Thứ tư, hai hành lang, một vành đai có thể nói là một sự mở toang cánh cửa cho sự xâm nhập về mọi mặt của Trung Quốc một cách công khai, dễ dàng vào Việt Nam. Vấn đề an ninh quốc gia sẽ như thế nào đây?

Khi đã hợp tác thì hai bên phải cùng có lợi, ai giỏi tính toán hơn thì được phần nhỉnh hơn, nhưng phải cố gắng để không thiệt hại nhiều. Trung Quốc đã muốn thì ta không thể từ chối hoàn toàn và ta cũng không dại gì mà không hợp tác với Trung Quốc nhưng vấn đề mà hai bên cùng có lợi. Nhưng của nả của ta có nhiều đâu? Không làm thử một hành lang thôi? Các làm tốt nhất là cho tiếng, là sự biểu thị sự tôn trọng, sự không chống lại họ, và nếu là những đồng tình thì càng nên khai thác.

(3) Một vài kiến nghị và đối sách đối với Mỹ, Nhật

(a) Với Mỹ

Phải sau kết thúc chiến tranh hơn 20 năm (4/1975 – 8/1995) chúng ta mới lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Ở đây, có lỗi của người Mỹ, nhưng phải thấy là chúng ta đã để lỡ thời cơ và mắc mưu Trung Quốc trong việc sa lầy ở Campuchia. Đề nghị hãy đọc lại và suy ngẫm thật sâu, thật kỹ việc Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã chủ động, nín nhịn và sáng suốt hơn người để nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với nhà Minh. Sau gần 20 năm chiếm đóng, giặc Minh đã gây cho nhân dân chúng ta những tội ác “trời không dung, đất không tha” như “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống bể mò trai, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chi chả. Tàn tạ cả côn trùng, thảo mộc (khác gì chất độc da cam)... chẻ hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội ác; lấy hết nước Nam Hải không rửa hết hôi tanh”. Nhưng khi giặc đã chịu thua rút quân về nước (như quân viễn chinh Mỹ) thì mặc dù vừa qua sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh, mối căm thù với giặc chưa nguôi, nhưng xuất phát từ lợi ích tối cao của dân tộc, Lê Lợi – Nguyễn Trãi vẫn “Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho 500 chiến thuyền (ra đến biển chưa thôi trống ngực), Vương Thông, Mã Anh phát cho vài trăm cỗ ngựa (về đến nước còn toát mồ hôi), và sau đó còn chịu cống người vàng Liễu Thăng trong một thời gian, để yên phương Bắc, xây dựng lại đất nước. Không có quyết sách này làm sao có thời thịnh trị Lê Thánh Tôn sau đó.

Một vấn đề cần đặt ra đây để đối chiếu. Vì sao Trung Quốc bất ngờ, chủ động gây ra cuộc chiến tranh biên giới, giết hại khá nhiều chiến sĩ đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất và nhà cửa ở các thị xã thuộc các tỉnh biên giới (chưa kể việc họ còn giúp bọn Khờ-me Đỏ đánh úp ở biên giới nước ta và cuộc chiến đấu sau khi ta vào Campuchia làm rất nhiều chiến sĩ và đồng bào ta bị hy sinh, mang thương tật. Nghe nói ở Campuchia, tổn thất, thương vong về người của chúng ta bằng cả cuộc chiến tranh chống Pháp). Thế mà họ không hề có một lời xin lỗi, một tý đền bù, còn trịnh thượng ra điều kiện cho chúng ta khi bình thường hóa quan hệ (sao lại có sự đối xử không công bằng với hai nước như vậy?)

Cần thấy rằng nước Mỹ không phải là kẻ thù truyền thống của ta, họ lại ở rất xa ta, không có tham vọng về lãnh thổ của ta và không có nhiều vấn đề gay cấn với ta như với Trung Quốc. Là một siêu cường, Mỹ có thể hiện nước lớn của mình, chúng ta cần tôn trọng họ, chí ít cũng như đối với Trung Quốc. Khách quan mà nói Mỹ (một số nước phát triển ở Tây Âu, Nga, Nhật ...) đang là những người kiềm chế hành vi quá khích ở Trung Quốc; không có cuộc cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn (tháng 4/198) mà cuộc cấm vận về quân sự còn kéo dài đến tận bây giờ, và những tuyên bố của Mỹ, chưa ai biết là Trung Quốc đã và sẽ làm gì ở biển Đông.

Vì thế cần nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục. Cần nghiêm chỉnh học tập tinh thần của cha ông, rửa mặt cho người Mỹ, dù là đã muộn, nhưng muộn còn hơn không. Tất nhiên Trung Quốc không vừa lòng nếu ta cải thiện mối quan hệ với Mỹ hơn nữa, tuy vậy chúng ta không đi với Mỹ để làm hại lợi ích của Trung Quốc thì họ cũng khó ngăn cản, mà cản cũng không được nếu ta khôn khéo tính tóan bước đi phù hợp. Cải thiện hơn nữa quan hệ với Mỹ sẽ còn góp phần hòa giải dân tộc, thu hút tốt hơn nữa chất xám và vốn của Việt Kiều (thử hỏi mỗi năm không có vài ba tỷ USD kiều hối bằng tiền mặt gửi về, tình hình cân bằng ngoại tệ của ta sẽ ra sao).

(b) Với Nhật Bản

Trong quá khứ, Nhật Bản đã chiếm đóng nước ta và gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, nhưng người Nhật đã có bồi thường và tỏ ra có lỗi. Từ sau khi nước ta thống nhất, quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam phát triển nhanh chóng, nhất là trong thời gian gần đây. Mọi người đều biết Nhật Bản là cường quốc kinh tế số hai thế giới hiện nay, dù mấy năm nay sự phát triển có phần chững lại, nhưng Nhật Bản vẫn là nước có tiềm năng dồi dào về vốn và kỹ thuật, Nhật Bản là một trong vài nước đủ sức giúp ta phát triển nhanh chóng. Nước ta cách xa Nhật Bản, không tồn tại vấn đề gay cấn. Cũng như ta, Nhật Bản đang có vấn đề tranh chấp về biển, đảo với Trung Quốc, (Nhật đang chiếm giữ đảo Seikaku mà Trung Quốc tự nhận là của mình với cái tên Điếu Ngư). Người Trung Quốc còn thù dai tội ác của Nhật Bản gây cho họ trong thời gian xâm lược (1937 - 1945) như cuộc tàn sát đẫm máu nhân dân Nam Kinh, việc sử dụng người Trung Quốc làm thử nghiệm vũ khí vi trùng... Nhật Bản cũng đang tỏ ra lo lắng trước sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Chúng ta đang ở thế nếu tiến gần Mỹ sẽ bị Trung Quốc “không bằng lòng” và nếu gần Trung Quốc sẽ bị Mỹ “không ưa”, và cả hai nước đều biết ta sẽ không đi với nước này chống nước kia, nên họ sẽ cùng ép ta, chúng ta chống đỡ xoay xở rất khó. Đó là một thực tế khách quan. Chính vì vậy mà nâng quan hệ về mọi mặt, nhất là về hợp tác kinh tế, kỹ thuật với Nhật Bản lên tầm cao mới là vấn đề có ý nghĩa trọng đại.

Thi hành những chính sách, đối sách trên không bao giờ nằm mục đích chống lại Trung Quốc. Chúng ta chỉ muốn người láng giềng lớn mạnh này để yên cho chúng ta làm ăn theo sự lựa chọn có lợi nhất cho chúng ta mà không làm tổn hại đến họ – chúng ta có đủ điều kiện thuận lợi trong, ngoài để làm được điều đó. Nhưng thời gian thuận lợi khó có ấy chỉ còn độ 10 – 20 năm nữa thôi. Cần thấy rõ điểm này để đoàn kết nội bộ hơn nữa, tập trung được ý chí toàn dân hơn nữa, vận dụng tốt quan hệ với nước ngoài hơn nữa, nhanh chóng xây dựng đất nước ta giàu mạnh lên.

Dương Danh Dy

Ngày 30/3/2005

Monday 29 March 2010

Chó đẻ (truyện ngắn của Phạm Thanh Phúc)

LỜI BÌNH: So với chị Dậu, Út Ghẻ vẫn còn có cửa để sống. Vay nóng 1 triệu, trả góp 1 ngày 30 ngàn... So với những năm 1945, cuộc sống bây giờ đỡ hơn!

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=12400&LOAIID=2&LOAIREF=1&TGID=1625

Phạm Thanh Phúc

Sinh năm 1964, quê gốc Trà Vinh,
Hiện làm việc tại TP. Hồ Chí Minh;
Hội viên Hội nhà báo Việt Nam

===

Sáng nay, thằng Tròn nói với ba nó:

- Ba, con Trung Kiên nhà mình sắp đẻ rồi?

- Chừng nào? Sao tụi bây không cho biết sớm?

- Dạ, khoảng vài ba ngày nữa. Tại bữa nào ba cũng họp hành liên miên về trễ, mà lại sỉn lút cán nên đâu có khi nào nói được…

- Tụi mày cứ vậy không hà, đợi sát đít mới báo. Thôi, để tao tính!

Tròn là con thứ sáu của Ba Mãn. Ba Mãn là bí thư xã. Theo qui định của trên thì cán bộ có chức vụ như ba Mãn không được đẻ quá hai con, nhưng có lẽ ở vùng nông thôn này còn nhiều cây lá rậm rạp, ánh sáng nghiêm khắc của chủ trương chung chưa rọi tới hết từng chân cây, cỏ lá nên không chỉ Ba Mãn mà nhiều cán bộ thường thường bậc trung khác cũng đều đẻ con vượt kế hoạch. Thằng con đầu của Ba Mãn là thằng Gộc, tên khai sanh là Góc, nhưng tướng tá nó từ hồi mới đẻ đã xù xì, gồ ghề, nên trong nhà quen miệng gọi là Gộc, từ đó chết danh luôn. Từ ngày lấy vợ rồi vào làm việc ở ngân hàng huyện, Gộc ít về nhà. Không biết do nó quá bận bịu công tác, hay là ngán về cái xã nghèo chỉ có hơn mười sáu cái nhà tường, đường đi sình lầy bám bánh xe, nhậu toàn rượu đế với cóc ổi, bói cũng không tìm ra được chỗ bán bia. Tất nhiên, đó là chuyện của tám năm về trước, khi chưa có Khu Công nghiệp Tân Dung được thành lập; còn sau này, gia đình nào ở đây vốn từng nghèo rớt mùng tơi, cũng đều có tiền xài rủng rẻng nhờ nhận tiền đền bù đất đai. Xã đã nhanh chóng ngói hóa với hàng loạt các căn nhà 2, 3 tầng đồ sộ mọc lên, bảy tám căn biệt thự hạng sang chen chúc nhau ở mặt tiền đường hướng ra quốc lộ, mà một trong số đó là nhà của Ba Mãn. Biệt thự của gia đình Ba Mãn lớn nhất xã, riêng phần nhà rộng đến 800 mét, được xây kiên cố 4 tầng, với một sân thượng có lan can dát đồng ánh lên màu vàng chóe mỗi sáng khi mặt trời mọc, lúc những ánh nắng đầu tiên rọi vào. Nhưng đó chỉ mới là phần xây dựng nhà, chứ trong khuôn viên rộng hơn 2000 mét ấy, Ba Mãn còn rước thợ ở Sài Gòn về làm một hồ bơi 40 mét, lát gạch men màu xanh da trời đẹp mắt, gắn dàn đèn chìm để có thể bơi đêm, hệt như hồ bơi chính qui ở các trung tâm thể thao; phía trái là nhà để xe lợp tole với chiếc Innova màu đen nhánh được che bên trên bởi tấm bạt màu đỏ nhạt; phía phải biệt thự, Ba Mãn bày một chiếc bàn đá mặt vuông, có 6 ghế đá cố định, bên trên là mái lều hình vòm, tất cả được che bằng lá cọ kết lại- dĩ nhiên, công năng chính của nó là dùng để…gầy bàn nhậu cho sang đúng theo kiểu các đại gia ở Sài Gòn; cuối khuôn viên biệt thự, Ba Mãn cho đào một ao hơn 200 mét trồng sen, thả cá, giữa ao là nhà thủy tạ có cầu gỗ bắc ngang được sơn hai màu đỏ, vàng như trong phim Tàu. Sang trọng là vậy, nhưng dân trong xã ít ai tường tận, vì bao quanh khuôn viên biệt thự, Ba Mãn cho xây tường cao đến 3 mét, bên trên có chăng dây kẽm gai và miểng chai, uy nghi, kín đáo như một dinh thự thứ thiệt. Tất cả- theo như Ba Mãn từng nhiều lần trình bày với các anh bên ủy ban kiểm tra tỉnh ủy mỗi khi có đơn tố cáo nặc danh- đều là tài sản hợp pháp, có đầy đủ chứng cứ hợp pháp và các tài sản đó có được chủ yếu từ tiền Nhà nước đền bù phần đất đai bị trưng dụng vào khu công nghiệp Tân Dung. Kết quả xác minh của bên bảo vệ chính trị nội bộ cho thấy đúng như vậy, mà như vậy thì quá tốt, nói như lời một vị lãnh đạo trưởng đoàn kiểm tra, bởi làm Bí thư mà gia đình giàu có hợp pháp- điều đó chứng tỏ sự đúng đắn của việc đi theo Đảng, sự hài hòa của việc phục vụ Nhà nước và lợi ích cá nhân. Và điều đặc biệt hơn cả là chính sự giàu có đó sẽ khiến những kẻ xấu, có ý định xấu, ví dụ như muốn…đưa hối lộ chẳng hạn, sẽ chùn tay lại; người dân thì an tâm hơn khi nghĩ: “Ổng giàu như vậy, đâu có thèm ăn hối lộ làm gì!”. Tiếng lành đồn xa, nên nghe đâu nhiều khả năng nhiệm kỳ tới, Ba Mãn sẽ trúng thường vụ huyện ủy không chừng.

Kế Gộc là thằng Cạnh, con Xéo, con Nhọn, thằng Vuông…đều có nghề nghiệp ổn định, lập gia đình, ra ở riêng, có nhà cửa đàng hoàng, đứa nào cũng được Ba Mãn cho miếng đất, xây cho căn nhà bê tông ngon lành. Nhà cửa đề huề, con cái ổn định, đường công danh lên như diều gặp gió, nhưng những lúc trà dư tửu hậu với chiến hữu, lính tráng, Ba Mãn tiếc rẻ: “Mẹ, sao hồi đó ngu quá, đặt tên con toàn hình học không hà, giờ không sửa giấy khai sanh được, tên nghe quê thấy mẹ!”. Có lẽ để sửa sai cho chuyện đó nên sau này tên của bất kỳ gia súc nào trong nhà cũng được Ba Mãn đặt hết sức văn hoa, trang trọng, Trung Kiên hóa ra lại là tên của con chó cái sắp đẻ mà thằng Tròn đã nhắc Ba Mãn hồi sáng.

Trung Kiên được Ba Mãn mua cách nay nửa năm tại chợ chó Cầu Móng trong một chuyến đi họp dài ngày ở Sài Gòn. Hồi đó, nó còn nhỏ xíu, xác xơ lông và lốm đốm ghẻ, do ít được chăm sóc cẩn thận. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn có may mắn được về “làm con” trong gia đình này, Trung Kiên đã nhanh chóng thay da đổi thịt, lột xác thành một con chó quý tộc đúng kiểu. Mỗi sáng, Trung Kiên được chị Năm, người ở cho gia đình Ba Mãn, pha sẵn đĩa sữa Ông Thọ, sau đó là một miếng bít- tếch thịt bò nạc, mua ở quầy bà sáu mập đầu chợ. Bữa trưa của nó là một đĩa cơm trộn trứng chiên, thực đơn buổi chiều cũng tương tự, nhưng có thêm tô xí quách mua từ quán hủ tiếu ngoài quốc lộ 1. Chỉ riêng “tiền ăn” hàng ngày của con Trung Kiên đã gấp 4 lần tiền công nhật của chị Năm. Được chăm sóc kỹ lưỡng như vậy nên Trung Kiên sớm béo tốt, lông óng mượt, và…lọt ngay vào tầm săn bạn tình của mấy con chó đực nhà hàng xóm. Kết quả là từ ngày nó mang bụng lặc lè, đi đi, lại lại trong nhà, chị Năm và mấy người làm công đã phải: “Cực như…chó. Mẹ hồi, chăm nó như chăm trứng mỏng, còn hơn cả đàn bà đẻ nữa, đ.mẹ, kiếp sau mình đầu thai làm chó nhà giàu cho sướng thân!”- vừa hốt đống cứt mà con Trung Kiên mới xả ra, chị Năm vừa chửi xéo.

*

Buổi chiều hôm đó, Năm Lê, chủ tịch mặt trận tổ quốc xã đang ngồi lai rai với Hai Hùng, trưởng ban nông nghiệp xã thì chợt điện thoại di động reo lên.

- A lô, ai vậy?

- Dạ em, Ân nè anh Năm

- Có gì mày nói lẹ đi rồi ra đây, tao đang ngồi với Hai Hùng ở làng nướng Hương Đêm nè…

- Em kẹt chờ lấy cái công văn trên mới gởi hồi trưa rồi ra ngay.

- Trên nào?

- Dạ, Ban xóa đói giảm nghèo huyện, mừng lắm, mình được phân bổ tới 19 chỉ tiêu hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết, anh à. Khé khé, ấm ghê…

- Ấm mẹ gì, được bi nhiêu đâu, không thối lại, sức mấy mà có. Tưởng chuyện gì quan trọng!

- Dạ, còn chuyện này, em nghĩ anh cần biết sớm: con Trung Kiên nhà anh Ba sắp đẻ rồi…

- À, Ừm, vậy mày coi kết lẹ lẹ cái công văn đi rồi ra anh em mình tính gấp, gì chớ vụ đó không để lâu được…

Hai Hùng nháy mắt hỏi Năm Lê, ra dấu, ai vậy?. “Thằng Ân, văn thư ủy ban, nó nói con Trung Kiên nhà anh Ba nay mai sẽ đẻ. Tụi mình coi tới thăm chớ…”- Năm Lê thả giọng nhẹ hều. Hai Hùng cười cười: “May quá, con này đẻ thiệt đúng lúc. Hổm rày muốn ghé ảnh quá trời mà kiếm hổng ra lý do.”. Hai người nháy mắt nhìn nhau ra cái điều “bất chiến tự nhiên thành” và “tư tưởng lớn gặp nhau”, cụng ly đánh cốp một tiếng rồi mới ực một phát cạn ly. Uống xong, Năm Lê bóc điện thoại ra hào hứng gọi: “Ê, Bảy Phát hả? Phải Bảy Phát tàu cá hông? Tao, Năm Lê nè. Mày hú Chín Qùy chủ đất, Hai Tâm bán điện thoại, Bảy Qúi xe tải, Tám Nhơn máy cày…ra gấp làng nướng Hương Đêm nghen. Hả? Có việc quan trọng, thằng nào không ra kỳ này, coi như chuyện làm ăn của tụi nó bỏ đi. Ờ, tao nói vậy là biết rồi đó!”. Năm Lê kết thúc cú điện thoại, giọng chắc nịch.

*

Con Trung Kiên “vượt cạn” vào buổi khuya. Có tất cả sáu con chó con xinh xắn ra đời, nằm ngang bâu chặt lấy bầu vú nhỏ xíu nhưng dài lỏng thỏng của mẹ nó. Cuộc “vượt cạn” hết sức hoàn hảo và không gặp bất kỳ khó khăn nào, bởi thằng Tròn đã chặt chẽ tuân theo sự chỉ đạo kịp thời và sáng suốt của ba nó, là gọi điện thoại báo cho chú Út Hoàng, Trưởng trạm y tế xã; và ngay lập tức, chú Út Hoàng đã cử ngay bác sĩ Hạnh, phụ trách hộ sinh của trạm y tế đến theo dõi. Cả nhà đã căng mắt ra chờ đợi sự kiện trọng đại này từ chập choạng tối, nên bác sĩ Hạnh cũng một phen toát mồ hôi, làm đủ mọi thủ thuật y tế, kể cả chích một mũi thuốc khỏe để con Trung Kiên sanh cho dễ. Đến khi thấy cái đầu đỏ hỏn của con chó nhỏ từ từ chui ra, bác sĩ Hạnh mới thở phào nhẹ nhõm- “Nó mà có mệnh hệ nào là mình coi như…tiêu!”. Vợ Ba Mãn giúi vào tay cô phong bì hai trăm ngàn, gọi là bồi dưỡng công sức khó nhọc, nhưng cô kiên quyết từ chối: “Dạ, đây là việc nhỏ mà chị. Có làm được chuyện gì cho anh Ba là tụi em mừng rồi, đời nào dám cầm cái đó. Dạ…chỉ cần ảnh họp với bên ủy ban, ảnh nói một tiếng, chỉ đạo hỗ trợ vật chất thêm cho trạm là tụi em ơn biết để đâu cho hết…”. Khi bóng bác sĩ Hạnh vừa khuất sau cánh cổng, đám cháu ngoại, cháu nội của Ba Mãn ùa tới, đứa xoa đầu, đứa nắm chân mấy con chó mới đẻ, tíu tít tươi cười rôm rả, cả nhà vui như tết, khiến vợ Ba Mãn hối chị Năm bắt con gà nấu cháo ăn khuya cho vui nhà vui cửa.

Mà vui thiệt. Mới sáng bảnh mắt ra, nhà Ba Mãn đã phải mở cửa tiếp khách, dẫn đầu đoàn khách đầu tiên trong ngày, dĩ nhiên là Năm Lê và các chủ doanh nghiệp có máu mặt trú đóng trên địa bàn xã.

- Dạ, mấy anh em nghe con Trung Kiên đẻ nên tới thăm…

Năm Lê cười cười, mở lời giải thích lý do làm phiền gia đình Sếp vào buổi sáng sớm. Ba Mãn, vẫn gác một chân lên ghế salon, buông một câu hỏi bâng quơ:

- Gì mà đông quá, chỗ đâu ngồi cho hết bây?

Có vẻ đó là một câu hỏi tu từ nên không ai bảo ai, sau câu hỏi đó, mọi người đã nhìn quanh quất, tự tìm ra được chỗ ngồi của mình. Chờ mọi người yên chỗ, Ba Mãn hắng giọng ra sau nhà:

- Đứa nào dưới bếp, châm bình trà coi!

Một bình trà lập tức được mang lên, hệt như kẻ ăn người ở trong nhà đã chuẩn bị sẵn từ hồi nào. Nhưng bình trà mang lên cũng chỉ cho có lệ, bởi số khách quá đông nên quây quần bên cái bàn salon vỏn vẹn có vài người- chức sắc trong xã- là được cầm tách trà, số còn lại ngồi xa xa, mắt hướng về góc phòng, nơi con Trung Kiên đang nằm ổ với ánh mắt rất chi là ngoại giao. Thấy Năm Lê nháy mắt ra dấu, Hai Hùng cười hềnh hệch, xổ một tràng:

- Nói thiệt, trong đời em, chưa thấy con chó nào đẻ sáu đứa hết, toàn hai, hoặc bốn không hà! Bởi vậy con Trung Kiên đẻ sáu con là trong nhà phước đức lắm đó mới được. Mấy ông coi, lông tụi nó ngắn mà mướt rượt, có xoáy trên lưng giống như chó Phú Quốc kìa, mũi dài đưa ra đằng trước nữa, trời, tụi này mà lớn, bắt chuột bá cháy nghen! Anh Ba, nghe con Trung Kiên đẻ, em mừng quá, thôi thì hổng có gì, em…mang…cái này tới…gởi anh lấy thảo…

Lúng túng, Hai Hùng đặt chai X.O lên bàn, và do trước đó có lẽ sợ người nhận cũng như quan khách không thấy được giá trị của chai rượu nên Hai Hùng để nó trơ ra chớ không thèm gói giấy kiếng xanh xanh đỏ đỏ như mấy lần đi đám tiệc khác nữa. Phát súng đầu tiên đã nổ, cổng đã mở toang nên những người còn lại không khó khăn gì để nhập cuộc. Thì kia, Bảy Phát chủ tàu đánh cá rụt rè đặt lên bàn bộ vi cá mập, Tám Nhơn máy cày bày ra bộ tách và bình quý làm bằng thủ công của gốm sứ Minh Long, Hai Tâm điện thoại mang đến một màn hình ti vi mỏng dính kiểu tinh thể lỏng…Qùa nào cũng có trọng lượng riêng không ai kém cạnh ai. Nhưng…trong lúc mọi người đang làm cho xong những chuyện quan trọng nói trên thì bỗng nghe có tiếng la thất thanh ở góc phòng:

- Trời, cha mẹ ơi, quý tướng, quý tướng…

Mọi ánh mắt đổ dồn về nơi con chó cái đang nằm với bầy chó con. Chín Qùy chủ đất đang ngồi bệt dưới nền gạch men, miệng xuýt xoa:

- Thầy Tư nước lạnh ở Châu Đốc nói con chó nào mà có đốm đen trên đầu là “Vượng phát gia chủ”, tui nhất quyết phải nuôi con này mới được!

Chỉ tay vào con chó bé xíu, Chín Qùy năn nỉ:

- Anh chị Ba thương em thì để lại cho em con này. Qúy lắm, quý lắm, trên Sài Gòn cả mấy chục triệu cũng không mua nổi đâu. Dạ, giận em chịu chớ chị Ba để lại em đi, em gửi liền chục triệu…
Vừa nói, tay Chín Qùy móc trong túi quần ra gói giấy bọc kín, đưa cho vợ Ba Mãn. Qúa bất ngờ, vợ Ba Mãn lúng túng đưa mắt nhìn chồng:

- Ông…thấy sao?

Ba Mãn ho một tiếng, nghiêm giọng:

- Chó đẻ, tao định nuôi chớ không bán chác gì đâu. Bộ tụi mày tưởng nhà tao không đủ cơm nuôi hả?

Chín Qùy rối rít:

- Dạ, anh Ba, em đâu có ý đó. Tại em ham quá, em nghe thầy nói có nó trong nhà mới làm ăn được, chị Ba nói giúp em một tiếng…

Vợ Ba Mãn đưa mắt nhìn chồng lần thứ hai. Ba Mãn gật gù:

- Thiệt, hết nói tụi bay, nghe thầy bà gì cho mệt. Mà thôi, mày năn nỉ quá tao thấy không đành, có gì hai chị em bây bàn với nhau nghen…

Chín Qùy cười mãn nguyện. Mà không mãn nguyện sao được, bởi sau Chín Qùy, thì Bảy Qúi xe tải và thêm mấy người nữa được nước xúm lại năn nỉ vợ Ba Mãn bán mấy con chó con còn lại, dĩ nhiên là không con nào dưới giá chục triệu đồng.

Chừng đám đông giãn ra một chút, Ba Mãn mới lên tiếng:

- Tụi bây…à, anh em đến thăm thì tui cảm ơn. Thôi chớ tới rồi phải ngồi lại lai rai. Chị Năm ơi, chạy ra lộ lấy gấp cho tui cái gì về nhậu coi, kêu thằng Lai con bà sáu mang bia vô, nước đá luôn rồi tính sau…

Lần đầu tiên, Năm Lê dám phát biểu chặn ngang họng Sếp:

- Khỏi anh, tụi em chở theo cả xe bia ngoài kia kìa, thằng Ân văn thư nó còn kêu sẵn con heo sữa quay chỗ thằng Thanh ba Tàu, giòn lắm. Mồi màng cây nhà lá vườn, mình có cái gì chơi cái đó trước đi rồi hẵng tính nữa…

Thế là mấy anh em kéo nhau ra chỗ cái chòi lá cọ ngoài vườn.

* * *

Cuộc nhậu rôm rả, mà không rôm rả sao được khi ai cũng vui trong lòng vì đã đạt được mục đích riêng của mình, nên chẳng mấy chốc, chục thùng bia hết veo. Hai Hùng đang điện thoại kêu nhà hàng Hương Đêm mang bia vào thêm thì ngoài cổng nhà Ba Mãn có tiếng chuông gọi cửa. Hai Hùng lật đật bước ra: “Cha, bữa nay tụi này làm ăn ngon quá ta, mới điện thoại vừa xong, bia đã mang tới ngay, lẹ thiệt!”. Nhưng…cửa mở, ngoài cổng là hai người một già, một trẻ, mặt lạ hoắc. Hai Hùng hất hàm:

- Kiếm ai đây?

Người đàn ông già, rụt rè:

- Dạ…kiếm chú Ba bí thơ.

- Anh Ba đang bận tiếp khách, có chuyện gì cứ nói luôn với tui đi rồi tui báo cáo lại với ảnh sau!

- Dạ…kẹt gấp quá, nhà thằng Út ghẻ cách đây bảy tám căn có con vợ mới đẻ xong, bị băng huyết, phải tiếp máu mới mong cứu sống được. Mà nhà nó thì nghèo nhứt xóm này, không kiếm đâu ra ba triệu đồng chú ơi, nên…định tới trình bày với chú Ba bí thơ, nhờ chú giúp đỡ…

- Út ghẻ là ai? Thằng này hả? Nghèo sao hổng chịu nín mà đẻ làm chi cho mệt vậy? Thôi, chờ ở đây nghen…

- Dạ, chú làm ơn nói giùm qua là Chín Nếp, tổ phó an ninh ấp này, thằng Út ghẻ là con bà Mười Liên, Mẹ Việt Nam Anh Hùng, mà mỗi dịp lễ kỷ niệm, chú Ba bí thơ có mời lên nhận quà đó…

Hai Hùng quày quả trở vô báo cáo với Sếp. Cả bàn nhậu lao xao. Năm Lê phát động:

- Thôi, tui nói vầy mấy ông coi được hông? Tụi mình của ít lòng nhiều, giúp người ta để đức cho con cháu, tui xung phong góp ba chục ngàn, anh em góp thêm tùy hỉ…

Cuộc quyên góp, nhờ sự phát động kịp thời của chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc xã nên diễn ra khá nhanh chóng, người năm chục, kẻ một trăm, kết thúc được một triệu bảy trăm ngàn đồng. Vẫn chưa đủ con số mà sản phụ đang cần. Ba Mãn khoát tay:

- Để anh đưa thêm ba trăm cho chẵn hai triệu.

Hai Hùng cười cười:

- Rồi, cứ coi như anh Ba đóng góp ba trăm, còn chuyện thực tế, cứ để em lo. Ba mươi giây là xong…
Người thanh niên tên Út ghẻ rạng rỡ hẳn nét mặt khi nghe Hai Hùng cho biết con số quyên góp được. Nhưng người tổ phó tổ an ninh già còn tần ngần:

- Chú ơi, đã thương thì thương cho trót, còn một triệu đồng nữa, biết lấy đâu ra?

Hai Hùng trừng mắt:

- Ông biết điều một chút đi. Tự dưng, kiếm đâu ra hai triệu, vậy mà giờ có rồi, còn đòi hỏi gì nữa? Mà nhờ ơn đức anh Ba chớ hổng phải tự dưng có đâu, người ta nể uy tín ảnh, người ta mới quyên góp giúp mấy người đó, đừng có được voi, đòi tiên…

Út ghẻ kéo tay ông già:

- Được rồi bác Chín, vậy là quá tốt rồi bác, mình về kiếm chỗ khác, bí quá thì để con đi mượn nóng thằng Cường xã hội đen ngoài đầu chợ cũng được…

- Một triệu, trả góp một ngày ba chục ngàn, mầy trả nổi hông?

- Thì phải rán vậy, mình về đi chú Chín

Cánh cửa đóng sập “rầm” một tiếng, mấy khoen sắt lâu ngày cạ vào nhau phát ra âm thanh chan chát, làm nổi da gà người nghe. Một già, một trẻ dìu nhau về. Cách cánh cổng sắt vài bước chân là con đường nhỏ cắt về nhà Út ghẻ. Con đường đất thịt, mấp mô từng mảng, hai bên cỏ dại mọc đầy, tưởng như dài ra đến tận chân trời…/.